Được ký kết lần đầu tiên vào ngày 14/06/1985 với ban đầu chỉ 5 quốc gia, Hiệp định Schengen giúp các nước châu Âu tiến tới được việc xóa bỏ biên giới quốc gia của họ, chấm dứt kiểm soát biên giới giữa các quốc gia thành viên.

Khu vực Schengen bao gồm hầu hết các quốc gia EU, ngoại trừ Vương quốc Anh, Ireland, Romania, Bulgaria, Croatia và Síp. Ngoài ra, một số quốc gia không phải là thành viên của EU nhưng là một phần của khối Schengen như Na Uy, Iceland, Thụy Sĩ và Lichtenstein.

1. Các quốc gia thuộc khu vực Schengen

Tính đến năm 2019, đã có 26 quốc gia tham gia khối Schengen, tất cả các quốc gia đều nằm ở châu Âu.

Các quốc gia khối Schengen 2019: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha,Thụy Điển và Thụy Sĩ.

2. Quyền lợi của Schengen

Một trong những quyền lợi cao nhất các nhà đầu tư trên thế giới quan tâm đầu tư vào các quốc gia thuộc khối Schengen đó là quyền tự do đi lại các quốc gia thành viên. Theo đó, công dân khi ở khu vực Schengen sẽ tự do vượt qua biên giới nội bộ của các thành viên, không bị kiểm tra biên giới.

Bên cạnh đó, các quốc gia Schengen có thể có được những chia sẻ nâng cao, hỗ trợ các quốc gia thành viên nhanh chóng trao đổi thông tin và hàng hóa.

3. Tôi có thể đi du lịch trong khu vực Schengen với giấy phép cư trú không?

Giấy phép cư trú của một quốc gia thuộc khối Schengen sẽ được tự do đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Tuy nhiên, người có giấy phép cư trú cần phải thông báo cho chính quyền quốc gia nếu như có ý định thực hiện chuyến đi vào hoặc ra khỏi không gian Schengen.

Ngoài ra, nếu được cấp thị thực Schengen, người sở hữu visa Schengen có thể du lịch trong vùng Schengen miễn là không vượt quá khung thời gian được cấp thị thực.

Nguồn: nuocphap.info