Không có cửa soát vé trên tàu điện ngầm, xe buýt hoặc trên bất kỳ các phương tiện giao thông công cộng khác: Tại Đức, xã hội hoạt động phần lớn dựa trên niềm tin vào sự trung thực của công dân. Có rất ít nhân viên soát vé và họ đều ăn mặc như thường dân trong khi thi hành công vụ. Hành khách có thể được yêu cầu xuất trình vé bất kỳ lúc nào và tiền phạt cho hành vi đi lậu vé có thể lên tới 60 euro (khoảng 2 triệu VNĐ).
Bến xe buýt giả: Đã có rất nhiều người từng chờ vài ngày cho một chuyến xe buýt mà vẫn không thấy xe tới. Đơn giản vì đây là những bến xe buýt giả. Chúng thường được xây xung quanh các bệnh viện và viện điều dưỡng với mục đích để “lừa” bệnh nhân, cụ thể là những bệnh nhân mắc chứng Alzheimer và người thiểu năng trí tuệ.
Nếu những bệnh nhân này rời khỏi nơi điều trị, thông thường khi thấy bến xe buýt, suy nghĩ đầu tiên của họ là dừng lại đó và chờ xe buýt tới đưa họ đi thật xa.
Nhưng những chuyến xe sẽ không bao giờ tới cho đến khi họ được nhân viên y tế tìm thấy và thuyết phục họ quay trở về.
Giáo dục
Trẻ em người Đức vào lớp một với một bọc quà đặc biệt: Theo kênh truyền hình Deutsche Welle của Đức, bọc quà dài gần một mét được trẻ em người Đức tự tay làm như một phần của truyền thống. Bên trong chiếc bọc, người nhà sẽ bỏ vào bánh kẹo, đồ chơi, đồ dùng học tập và thậm chí cả tiền.
Năm học thường bắt đầu vào giữa tháng 8 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 6. Nghỉ hè chỉ kéo dài từ sáu tuần đến sáu tuần rưỡi, trong khi ở phần lớn các nước châu Âu khác (trừ nước Anh), học sinh đều có ba tháng nghỉ hè.
Kể từ năm 2014, giáo dục đại học tại các trường đại học công lập ở Đức, ngoại trừ ở bang Baden-Württemberg, hoàn toàn miễn phí, kể cả đối với người nước ngoài.
Luật lệ đối với việc sử dụng nước
Cấm xây lâu đài cát trên nhiều bãi biển ở Đức: Ở một số bãi biển, du khách vẫn được cho phép xây lâu đài cát nhưng phải nghiêm túc tuân theo những quy định đối với kích thước lâu đài cát. Bảng quy tắc thường được đặt ở lối vào bãi biển.
Trẻ em xây lâu đài cát trên bãi biển trên thế giới (ảnh bên trái) và trẻ em khi đi biển ở Đức (ảnh bên phải). |
Nếu muốn đi câu cá, người dân bắt buộc phải theo học một khóa học câu cá và được cấp phép. Trong khóa học, người dân sẽ được dạy về những quy định và luật lệ đối với việc câu cá.
Văn hóa ăn uống
Nước trắng có ga (soda) được phục vụ thay cho nước lọc tại các quán cafe: Người Đức rất thích nước trắng có ga (soda) và thích pha nó với nước chanh và nước ép hoa quả.
Có thể uống nước trực tiếp từ vòi nước mà không cần đun sôi.
Nước uống phải được đun sôi ở Nga (ảnh bên trái) và nước uống trực tiếp từ vòi ở Đức (ảnh bên phải). |
Máy bán hàng tự động trên phố có bán pizza, nấm, sữa, khoai tây, trứng và thậm chí cả thịt. Trên thực tế, nông sản địa phương thường xuyên được bán theo cách này.
Món tráng miệng khác thường: Ở Đức có những món tráng miệng kỳ lạ như kem thịt xông khói South Tirolean – đặc sản của thành phố Munich; hay kem dâu tây ăn với giấm balsamic – đặc sản của Frankfurt.
Xã hội
Xã hội Đức được xây dựng dựa trên sự tin tưởng và trung thực tuyệt đối. Vào ngày Chủ nhật, khi tất cả các cửa hàng đều đóng cửa, người dân có thể mua được một số sản phẩm từ cửa hàng không người bán của nông dân. Người mua chỉ cần lấy sản phẩm cần thiết và để lại tiền. Có máy đổi tiền ở bên trong trong trường hợp người mua không có tiền lẻ.
Một cửa hàng không người bán ở Gengenbach. |
Nếu gặp đồ bị thất lạc, người Đức bắt buộc phải nhặt nó lên và treo lên cành cây gần nơi họ nhặt được.
Sở thích
Người Đức vô cùng yêu thích làm vườn. Họ trồng cây, làm vườn ở bất kỳ nơi nào có thể, kể cả trong thành phố đất chật người đông.
Trong khu vườn của người Đức luôn có một bức tượng thần lùn. Đây không chỉ là một vật phẩm để trang trí mà còn là một phần của văn hóa. Vào những năm 1990, có một trò chơi khăm rất phổ biến – mọi người thường đánh cắp bức tượng thần lùn từ vườn của người khác rồi gửi ảnh chụp nó cho chủ nhà trước khi trả lại.
Trang phục
Người Đức rất thích mặc quần áo tối màu, đặc biệt là màu đen và hiếm khi mặc quần áo màu sáng trên đường phố.
Trang phục thường ngày của một người dân địa phương. |
Người có thu nhập cao hay thấp đều có thói quen mua lại quần áo đã qua sử dụng từ các cửa hàng second hand. Lý do là bởi giá cả hợp lý và thân thiện với môi trường.
Người Đức dường như rất yêu thích khăn quàng cổ. Thông thường, người Đức thuộc tầng lớp trung lưu đều sẽ có một bộ sưu tập khăn quàng cổ các loại từ mỏng đến dày.
Nguồn: vietnamnet.vn