Có lẽ điều mà phụ huynh lo lắng nhất khi cho con em mình đi ra nước ngoài học tập, đó là vấn đề sức khỏe. Bởi có sức khỏe thì mới có thể học tập và làm việc tốt được. Việc khám chữa bệnh ở Đức nói riêng và ở các nước Châu Âu nói chung có nhiều sự khác biệt so với ở Việt Nam. Ở Việt Nam, Chúng ta thường chỉ đi khám bệnh khi có vấn đề về sức khỏe. Còn ở Đức và Châu Âu với hệ thống y tế hiện đại và chế độ bảo hiểm gần như tuyệt đối thì việc đi thăm khám sức khỏe diễn ra thường xuyên, định kỳ. Vậy, việc khám chữa bệnh tại Đức diễn ra thế nào? Hãy cùng HSEDU tìm hiểu nhé!

COVID-19: Đức siết biên giới, cách ly bệnh viện ở Berlin vì biến thể | Sức khỏe | Vietnam+ (VietnamPlus)

  1. Hệ thống phòng khám bệnh tại Đức:

Tại Đức, có 2 dạng phòng khám bệnh. Đó là phòng khám tại nhà hay phòng khám tư (Praxis), và phòng khám công tại các bệnh viện (Krankenhaus). Cả 2 đều được bảo hiểm y tế (Krankenversicherung) chi trả.

Những bệnh cơ bản và không đòi hỏi kỹ thuật điều trị phức tạp sẽ được điều trị tại các Praxis. Mỗi khu vực trung tâm dân cư sẽ có nhiều praxis, với mỗi Praxis là một bác sĩ chuyên khoa khác nhau. Tại các Thành phố lớn, các phòng khám tư nhân mở ra với chất lượng tốt giúp cho việc giảm tải bệnh nhân tại các bệnh viện. Các Bác sĩ ở phòng khám Praxis đêu là các Bác sĩ giỏi, có chuyên môn cao nên mọi người hoàn toàn yên tâm.

Bệnh viện (Krankenhaus) thường dành cho cấp cứu, những bệnh nhân có các bệnh phức tạp cần điều trị lâu dài.

  1. Quy trình khám chữa bệnh tại Đức:

Trường hợp bệnh của bạn cực kì nghiêm trọng không thể tự mình đi tới bệnh viện, bạn có thể gọi xe cứu thương (Notarzt) tới nhà để đưa bạn vào bệnh viện. Notarzt thường xuất hiện sau cuộc gọi của bạn từ 5-10 phút. Số điện thoại gọi xe cứu thương của Đức là 112/ 116117.

Khám bệnh ở Đức (1)

Những trường hợp được phép gọi Notarzt là: Có dấu hiệu đau tim, đau ngực dữ dội, khó thở, đổ mồ hôi lạnh, có dấu hiệu của đột quỵ, suy giảm thị lực, giọng nói, triệu chứng tê liệt, bị tai nạn nghiêm trọng dẫn tới mất nhiều máu, ngất xỉu, bất tỉnh, sốc dị ứng, đau dữ dội, bỏng nặng, hen suyễn, khó thở…

Thông thường, đối với các bệnh lí nhẹ như cảm cúm, đau bụng, ốm sốt, đau răng,…mọi người thường tới khám tại phòng khám tư (Praxis). Kiểm tra tổng quát cũng được thực hiện ở đây. Chỉ khi bệnh của bạn nghiêm trọng hoặc nặng, hãy cân nhắc tới các bệnh viện lớn. Tuy nhiên, trước khi đến khám tại Praxis, các bạn cần phải đặt lịch hẹn (Termin). Có thể đặt Termin qua điện thoại, Email, hoặc đến trực tiếp tại phòng khám.

  1. Đi khám bệnh ở Đức cần mang theo những giấy tờ gì?

Khi đi khám bệnh, các bạn cần mang theo thẻ bảo hiểm y tế. Tại Đức, Bảo hiểm y tế là bắt buộc. bảo hiểm y tế sẽ chi trả 1 phần hay toàn bộ phụ thuộc vào hang bảo hiểm mà bạn tham gia. Tuy nhiên, Bảo hiểm Y tế sẽ không chi trả cho việc Phẫu thuật thẩm mỹ, làm đẹp, xe cứu thương, niềng răng,…Bảo hiểm ở Đức có 2 loại là: Bảo hiểm công (GKV) và Bảo hiểm tư (PKV). Các hang bảo hiểm công phổ biến là: AOK, TK, DAK, BKK, IKK. Các hang bảo hiểm tư phổ biến là: DBK, Mawista, Care Concept,…Các hang Bảo hiểm công sẽ thanh toán cho bạn toàn bộ chi phí liên quan đến việc khám bệnh, nằm viện. Khi đi khám bạn chỉ cần mang theo thẻ bảo hiểm, mọi chi phí bảo hiểm của bạn sẽ được công ty bảo hiểm thanh toán trực tiếp với bệnh viện. Chi phí bảo hiểm công là 13% tổng thu nhập của bạn. Ưu điểm của Bảo hiểm công là chi phí thấp, vợ/ chồng con cái bạn cũng được ăn theo. Đa phần người Đức đều mua Bảo hiểm công.

Còn bảo hiểm tư chủ yếu dành cho những người có thu nhập cao, những người làm kinh doanh. Nhược điểm của loại hình bảo hiểm tư là: Vợ/chồng con cái bạn không được ăn theo, bạn sẽ phải thanh toán trước chi phí và sau đó gửi hóa đơn chờ hang bảo hiểm thanh toán lại và chi phí mua bảo hiểm cũng cao hơn. Tuy nhiên cả 2 loại Bảo hiểm này cũng không khác nhau nhiều.

Vậy, khi cần tìm phòng khám gần nơi bạn sinh sống, bạn phải làm gì? Bạn yên tâm việc tìm phòng khám tại nơi bạn ở cũng rất đơn giản.

Số lượng bác sĩ tư có rất nhiều tại mọi thành phố ở nước Đức. Bạn có thể tự tìm các bác sĩ tư cũng như bệnh viện rất đơn giản bằng cách tra Google. Bạn có thể bật định vị vị trí trên máy điện thoại của mình sau đó lên google nhập từ khoá “Hausärzte in der Nähe von mir”, google sẽ xác định vị trí của bạn và gửi cho bạn kết quả tìm kiếm những bác sĩ tư ở gần bạn.

Nếu bạn muốn tìm các bệnh viện gần nơi mình ở, cách làm cũng như vậy, tuy nhiên bạn nhập “Krankenhäuser in der Nähe von mir” vào ô tìm kiếm của Google. Hoặc nếu bạn muốn tra cứu các bệnh viện và phòng khám tư trong khu vực thành phố bạn ở, ví dụ bạn ở Heidelberg và muốn tìm các bệnh viện, phòng khám tại Heidelberg, bạn chỉ cần nhập vào ô tìm kiếm của google “Krankenhaus/Hausarzt/Zahnarzt in Heidelberg”. Như vậy, dựa vào đánh giá và vị trí là bạn có thể tìm được phòng khám phù hợp với mình rồi.

  1. Một số mẫu câu thường được sử dụng khi đi khám bệnh:
  • Ich möchte einen Termin zum Arzt vereinbaren: Tôi muốn đặt một lịch hẹn tới khám

 

  • Ich habe Bauchschmerzen (đau dạ dày), Ich habe Kopfschmerzen (đau đầu), Ich habe Halschmerzen (đau họng)

 

  • Ich muss mich hinlegen: tôi phải nằm nghỉ

 

  • Mir ist schwindelig: tôi buồn nôn

 

  • Ich habe Durchfall: tôi bị tiêu chảy

 

  • Ich habe Fieber: tôi bị sốt

 

Trên đây là một số thông tin cần thiết khi đi khám bệnh tại Đức. Với hệ thống y tế hiện đại bậc nhất Châu Âu và chế độ phúc lợi tuyệt vời của Đức thì Quý Phụ huynh và học sinh hoàn toàn yên tâm không phải lo lắng gì trong suốt quá trình học tập và làm việc. Nếu cần them bất cứ thông tin nào, HSEDU chúc các em Du học sinh luôn khỏe mạnh, học tập tốt và đừng e ngại với việc tới khám bác sĩ khi bị ho hoặc ốm, kể cả khi các bạn cảm thấy khoẻ mạnh cũng nên tới bác sĩ kiểm tra tổng quát một năm một lần nhé!

 

Quý Phụ huynh và các em học sinh vui lòng liên hệ với HSEDU qua số hotline: 0917795858/ 0975480885.